Truy tố cựu Bí thư Bến Cát và giám đốc ngân hàng

Cựu Bí thư thị xã Bến Cát “bắt tay” với giám đốc chi nhánh ngân hàng và chủ đất để bán tài sản đang thế chấp làm thất thoát gần 36 tỉ đồng.

Ngày 1-7, VKSND tỉnh Bình Dương cho biết Viện này đã ra cáo trạng truy tố bị can Nguyễn Hồng Khanh, cựu tỉnh ủy viên – Bí thư huyện Bến Cát; Nguyễn Huy Hùng, cựu giám đốc ngân hàng BIDV – Chi nhánh Tây Sài Gòn; Nguyễn Quang Lộc, cựu phó phòng Trung tâm xử lý nợ, ngân hàng BIDV. Các bị cáo bị truy tố về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí.

Tài sản gần 46 tỷ chỉ mua 10 tỷ

Theo cáo trạng, bà Hồ Thị Hiệp điều hành hoạt động kinh doanh của Công ty An Tây và Công ty Gỗ Mỹ Hiệp (đóng tại địa bàn thị xã Bến Cát). Từ năm 2005 đến 2008 hai công ty này có vay vốn tại Ngân hàng BIDV – Chi nhánh Tây Sài Gòn với số tiền hơn 72 tỉ đồng. Tài sản thế chấp là hơn 23 ha đất, trên đất đó có hơn 1 ha nhà xưởng….

Năm 2008, ngân hàng đưa khoản vay trên vào khoản nợ xấu. Đến cuối năm 2012 tổng số dư nợ của Công ty An Tây và Công ty Gỗ Mỹ Hiệp là gần 110 tỉ đồng. Việc xử lý tài sản thế chấp được giám đốc ngân hàng BIDV Nguyễn Huy Hùng là người chỉ đạo trực tiếp, các thủ tục trình tự liên quan được giao cho Phó trưởng phòng khách hàng doanh nghiệp 1 Nguyễn Quang Lộc trực tiếp thực hiện.

Để hợp thức hóa cho hồ sơ xử lý tài sản đảm bảo của ngân hàng, Lộc đã đề nghị bà Hiệp và ông Khanh (thời điểm đó là Phó Chủ tịch UBND thị xã Bến Cát) ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Sau đó Hùng phê duyệt tờ trình xuất kho hồ sơ tài sản thế chấp của hai công ty để tiến hành đo đạc tách thửa bán cho ông Khanh.

Các bị can Khanh, Linh và Luân khi bị bắt.

Khi giao tài sản đảm bảo cho bà Hiệp để bán thì Hùng và Lộc không có văn bản thỏa thuận với bà Hiệp về việc bán tài sản. Bên cạnh đó, Hùng và Lộc thống nhất để bà Hiệp nhận một khoản tiền mặt từ bán tài sản đảm bảo không đưa vào trả nợ cho ngân hàng theo quy định.
Hành vi của Hùng, Lộc và Nguyễn Hồng Khanh đã vi phạm quy định về tài sản, sử dụng tài sản nhà nước. Theo kết luận định giá toàn bộ diện tích đất thời điểm chuyển nhượng có giá trị gần 46 tỉ đồng. Ngân hàng thu hồi được hơn 10 tỉ đồng và giá trị thiệt hại Ngân hàng trong thu hồi nợ là gần 37 tỷ đồng.

Phù phép đất cho ‘sếp’, cán bộ “dính chàm”

Liên quan đến vụ án, VKSND tỉnh Bình Dương cũng truy tố đối với các bị can: Lê Hoài Linh – cựu Giám đốc Văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh thị xã Bến Cát, Nguyễn Thành Luân – cựu cán bộ Văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh thị xã Bến Cát, Nguyễn Minh Tâm – cựu phó chủ tịch UBND xã An Tây (thị xã Bến Cát), Đặng Văn Thọ – cựu cán bộ địa chính xã An Tây, cùng về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ.

Ông Nguyễn Hồng Khanh

Ông Nguyễn Hồng Khanh đã mua tổng cộng hơn 180.000m² đất của bà Hiệp là tài sản thế chấp ngân hàng, trong đó có 20.00m² đất xây dựng công trình công nghiệp. Phần đất 20.000m² đất này được công ty cơ khí xây dựng Thiên Phát Lộc do Nguyễn Trung Kiên làm giám đốc mua trúng đấu giá do Công ty An Tây thế chấp tại ngân hàng NT&PTNT Thủ Đức.
Trong quá trình điều tra thu thập, con gái của bà Hiệp là bà Nguyễn Hiệp Hảo có thế chấp vay ngân hàng BIDV – Chi nhánh Tây Sài Gòn và Ngân hàng NT&PTNT Thủ Đức tổng diện tích đất trên 97.000m² đã được xử lý bán cho ông Khanh và Kiên để thu hồi nợ. Diện tích còn lại là gần 1.700m² của bà Hảo vẫn thuộc tài sản thế chấp tại Ngân hàng BIDV – Chi nhánh Tây Sài Gòn.

Khi làm thủ tục cấp đất cho Khanh và Kiên do sai sót của cán bộ đo vẽ địa chính là Nguyễn Thành Luân nên hai phần đất của Khanh và Kiên chồng lấn lên nhau. Biết rõ việc chồng lấn ranh đất nhưng Khanh và Kiên không làm thủ tục yêu cầu cơ quan thẩm quyền giải quyết theo quy định mà tự thỏa thuận điều chỉnh. Trong quá trình điều chỉnh ranh đất Khanh và Kiên đã chiếm đoạt luôn gần 1.700mm² của bà Hảo.

Cụ thể, Khanh chiếm hơn 800m² bằng việc làm hồ sơ hợp thửa, còn Kiên chiến đoạt hơn 800m² bằng việc lập hồ sơ kê khai giả tạo về nguồn gốc đất nhận chuyển nhượng từ năm 2007. Về phần đất điều chỉnh của Khanh, để hợp thức thửa đất có chiếm đoạt một phần đất của bà Hảo được Nguyễn Thành Luân đo vẽ.

Riêng Kiên, để chiếm đoạt phần đất của bà Hảo đã bàn bạc với Nguyễn Thành Luân nhờ cán bộ này hướng dẫn cách thức để được cấp giấy QSDĐ. Sau khi “phù phép” các giấy tờ, Luân chuyển hồ cho Đặng Văn Thọ là cán bộ địa chính xã An Tây để xác nhận. Sau đó Thọ đưa hồ sơ lên cho Nguyễn Minh Tâm – Phó chủ tịch UBND xã An Tây ký xác nhận.

Sau khi hoàn thành thủ tục, Luân đưa hồ sơ về Văn phòng ĐKĐĐ thị xã Bến Cát. Lúc này Lê Hoài Linh làm giám đốc chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ đã ký xác nhận đồng ý đủ điều kiện cấp giấy CNQSDĐ theo đơn của Kiên. Sau đó hồ sơ được chuyển lên Phòng TNMT thị xã và trình UBND thị xã Bến Cát ký quyết định cấp giấy SDĐ cho Kiên.

Vì vậy, theo kết luận của cơ quan công an thì Linh, Luân, Tâm và Thọ đã gây thiệt hại cho phần đất hơn 800m² của bà Hảo đang thế chấp tại ngân hàng có giá gần 600 triệu đồng.

Theo Vũ Hội
Báo Pháp Luật

 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here