Thăm nhà máy xử lý rác hiện đại ở Bình Dương có thể biến rác thành phân, gạch

Trong khi nhiều thành phố lớn đang điêu đứng vì rác thải chất cao như núi hoặc bốc mùi ngập các khu dân cư cao cấp nhất thì Bình Dương đã làm rất tốt công việc xử lý rác thải sinh hoạt và công nghiệp, biến rác thải thành “tài nguyên” để chế biến thành năng lượng và các sản phẩm có giá trị.

Hệ thống điều khiển máy phát điện hoạt động bằng khí thu gom từ rác thải tại Bình Dương – Ảnh: B.SƠN

Từ đầu năm 2018, UBND tỉnh Bình Dương đã đưa vào vận hành khu liên hợp xử lý chất thải Bình Dương có khả năng tiếp nhận và xử lý 3.000 tấn rác thải sinh hoạt và hơn 1.000 tấn rác thải công nghiệp/ngày. Đây là một trong năm nhà máy xử lý rác thải có quy mô lớn nhất nước.

Với gần 30 khu công nghiệp đang hoạt động, Bình Dương đã quy hoạch nhà máy xử lý rác thải tập trung tại phường Chánh Phú Hòa, thị xã Bến Cát. Khu liên hợp xử lý chất thải Bình Dương được giao cho Công ty Nước – môi trường Bình Dương (doanh nghiệp nhà nước nay đã cổ phần hóa) vận hành.

Để có nguồn vốn xây dựng nhà máy xử lý rác này, UBND tỉnh Bình Dương đã bảo lãnh, cho doanh nghiệp vay lại nguồn vốn ODA và doanh nghiệp tự cân đối thu chi để hằng năm trích lãi tự trả vốn vay. Đây là dự án xử lý rác thải lớn nhất tại Bình Dương được xây dựng chủ yếu từ nguồn vốn vay ODA với quy mô tương đương 30,5 triệu USD (hơn 600 tỷ đồng).

Vịt trời được nuôi trong nhà máy xử lý rác

Điều đáng chú ý, ngoài việc thu gom và xử lý rác thải, khu liên hợp xử lý chất thải của tỉnh Bình Dương còn được đầu tư nhiều công nghệ mới để biến rác thải thành nguồn nguyên liệu tạo ra sản phẩm có giá trị.

Về công nghệ xử lý, do có khu xử lý tập trung với quy mô lớn nên rác thải tại Bình Dương được tận dụng, đầu tư nhiều công nghệ mới để biến rác thải thành nguồn nguyên liệu tạo ra sản phẩm có giá trị. Cụ thể, nhà máy tái chế rác sinh hoạt làm phân bón với công suất 840 tấn/ngày; tái chế tro, bùn thải sản xuất gạch công suất 2.000 m2/ngày; tái chế bùn thải cấp nước để sản xuất gạch với công suất 100 tấn/ngày…

Phần rác thải không thể tái chế vẫn có thể tận dụng bằng cách thu gom khí để phát điện với công suất 2.000 kVA.

Một số hình ảnh hoạt động tại nhà máy:

Xí nghiệp xử lý rác thải Bình Dương, thuộc Công ty Cổ phần Nước và Môi trường Bình Dương (BIWASE), có trụ sở và nhà máy tọa lạc trên diện tích khoảng 100ha

Với không gian rộng, nhưng rất sạch, nếu không bị ảnh hưởng một chút mùi từ quá trình chế biến rác ít ai nghĩ đây là một nhà máy xử lý và chế biến rác thải vì nơi nào cũng sạch, đẹp như công viên.

Rác thải công nghiệp và dân dụng được thu gom về nhà máy bằng những thiết bị hiện đại của công ty và các đơn vị thu gom rác của tỉnh.

Cận cảnh dàn xe thu gom rác hiện đại

Rác được phân định thành hai nguồn rác thải công nghiệp và rác thải sinh hoạt để xử lý

Rác thải Y tế cũng được phân loại ngay từ khâu đầu tiên với qui trình chặt chẽ để tránh lây nhiễm. 

Và được đốt trong hệ thống lò cao cấp riêng với nhiệt độ, và các hóa chất để không bị ảnh hưởng từ các bệnh lây nhiễm.

Rác thải sinh hoạt được chuyên chở đến một khu khác rộng lớn hơn.

Các thiết bị thu gom và chuyển đến khu phân loại.

Nhưng dù máy móc hiện đại kết hợp nhiều khâu tự động hóa, việc phân loại rác hữu cơ và vô cơ cũng như sàng lọc những vật dụng có thể sử dụng lại vẫn không thể không có bàn tay trực tiếp của con người.

Trực tiếp quan sát công việc của những người công nhân phân loại rác mới thấy hết những khó khăn, mệt nhọc và mức độ độc hại của anh chị em công nhân làm việc trong phân xưởng này.

Từ việc phân loại chia ra các chất hữu cơ và vô cơ để đem chôn hoặc chuyển qua lò đốt.

.

.

BIWASE đã tự nghiên cứu và chế tạo hệ thống lò đốt rác với nhiều công suất khác nhau để sử dụng và cung cấp cho thị trường. Hệ thống lò đốt này, được quản lý chặt chẽ trong quá trình chế tạo và được cấp Chứng nhận hợp qui chuẩn quốc gia.

Tro sau khi đốt được sử dụng theo các nhu cầu khác nhau như trộn với vữa xi măng để làm gạch block, gạch bê tông các loại, trong đó sử dụng từ tro dốt khoảng 30% cho các loại gạch mang nhãn hiệu Con Voi do BIWASE sản xuất. và đạt tiêu chuẩn TCVN 6476:1999.

Tro sau khi đốt và ủ để làm phân bón.

Tro từ nguồn rác hữu cơ được pha trộn thêm các chất vi lượng để tạo thành phân bón cho các loại cây công nghiệp, lúa và hoa màu.

Công nghệ đóng bao phân bón hiện đại.

Phân bón nhãn hiệu Con Voi của BIWASE sản xuất từ quá trình xử lý rác đã có mặt trên thị trường và là một trong những sản phẩm uy tín với nhà nông. Gạch và phân bón nhãn hiệu Con Voi trong sản xuất đều đạt tiêu chuấn ISO9001:2008 và ISO 14001:2004 và các tiêu chuẩn về sản phẩm. Được tiêu thụ rộng rãi trong nước.

Hệ thống xử lý nước rỉ rác cũng được quan tâm và có một khu vực riêng nhưng cảnh quan và môi trường rất đẹp.

.

.

Chim Công và Vịt trời được nuôi trong khu xử lý nước rỉ rác.

Và cả những đàn cá Coi, Rô Phi khá đông đúc.

.

.

Cán bộ quản lý của XNXLRT hay của nhà máy đều còn rất trẻ như các anh chị Phạm Huỳnh Trinh, Hoàng Lâm, Đỗ Thanh Tú, Hồ Thị Thanh Thúy… đều là những Quản đốc, Trưởng phòng có trình độ và trách nhiệm với công việc và tận tình giới thiệu với khách thăm về công việc của nhà máy. .

Phóng viên đến thăm được thưởng thức nước dừa tươi trong vườn dừa trĩu quả của nhà máy.

Yeubinhduong.com tổng hợp (sử dụng tư liệu của báo Tuổi Trẻ, báo Môi Trường và Đô Thị)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here