Bộ ảnh hiếm về cuộc sống sinh hoạt của người Bình Dương xưa dưới thời Pháp thuộc

Tỉnh Bình Dương ngày nay là một phần của tỉnh Thủ Dầu Một xưa. Tỉnh Thủ Dầu Một được thành lập tháng 12/1899, tách từ tỉnh Biên Hòa. Tháng 10/1956, tỉnh này được giải thể để thành lập tỉnh Bình Dương và một phần tỉnh Bình Long.

Khu chợ của thị trấn Thủ Dầu Một, tỉnh lỵ của tỉnh Thủ Dầu Một thời thuộc địa, ngày nay là thành phố Thủ Dầu Một trực thuộc tỉnh Bình Dương.

Một dãy phố buôn bán ở chợ Thủ Dầu Một thập niên 1920

Thời điểm này chưa có điện, mỗi góc chợ có một trụ đèn đường chiếu sáng bằng đèn dầu, có dây treo vào ròng rọc để hạ xuống thắp đèn mỗi tỗi hay để châm dầu. Ở cuối đường có mái nhà hình bát giác là chợ cá, phía sát bờ sông

Gánh hủ tiếu bán rong ở chợ Thủ Dầu Một thập niên 1920

 

Người dân mua bán ở bến đò chợ Thủ Dầu Một thập niên 1920

Những chiếc quang gánh thân thuộc của người Việt xưa nay hiếm còn thấy trên phố

Những chiếc lu khạp đặc trưng của vùng đất Thủ xưa nay – Hình chụp thập niên 1920

Bến phà cạnh chợ cá Thủ Dầu Một, chữ BAC trên biển hiệu, trong tiếp Pháp “BAC” có nghĩa là phà, đò ngang.

Thuyền chở hàng trên sông thập niên 1900

Con đường dọc bến sông thập niên 1920, có lẽ là đường Bạch Đằng ngày nay?!

Một bức ảnh khác chụp bến sông này

Một ngôi trường ở Thủ Dầu Một thập niên 1920

Một con đường rải nhựa ở Thủ Dầu Một thập niên 1920

Đường từ Thủ Dầu Một về Sài Gòn thập niên 1920

Doanh trại Vassoigne của quân đội Pháp tại Thủ Dầu Một thập niên 1920, trước 1975 là trường Công Binh của QLVNCH, ngày nay là trường Công Binh Bình Dương

Những dãy nhà kiên cố được xây theo kiến trúc Pháp của khu doanh trại

Giờ thể dục của học sinh trường Thiếu Sinh Quân trong khu doanh trại

Chùa bà Thủ Dầu Một thập niên 1920

Một ngôi nhà có kiến trúc độc đáo ở Thủ Dầu Một

Toàn cảnh đình Bà Lụa xưa

Nhà của một ngư dân Thủ Dầu Một.

Một cây cầu bắc qua sông ở làng Hưng Định, Thủ Dầu Một thập niên 1920

Một người dân đội nón lá đi qua cầu

Chợ Lái Thiêu ở quận Lái Thiêu, tỉnh Thủ Dầu Một.

Chợ Lái Thiêu thập niên 1920 nằm sát bến sông

Lái Thiêu thập niên 1920 là một vùng đất giao thương sầm uất

Phát gạo cho người dân bản xứ trong nạn đói năm 1911 tại Đình Thủ Dầu ở Lái Thiêu

Xưởng vẽ tranh kính ở Lái Thiêu.

Xưởng nhuộm của dân địa phương tại Lái Thiêu.

Lò sản xuất đường mía ở Lái Thiêu.

Bỏ mía vào máy ép để lấy nước cốt mía làm đường

Chiếc máy ép mía thô sơ này hoạt động nhờ sức kéo của hai con trâu và một em bé ngồi trên trục quay để điều khiển. Mái nhà xưởng lợp ngói được dỡ ngói ra cho chiếu sáng vào chiếc máy, có lẽ để đủ ánh sáng chụp hình chi tiết, vì vào thời gian này chưa có điện ở đây và phim chụp còn là loại dùng hoá chất (gélatino-bromure) bôi lên kính.

Khu đồn điền trồng dứa ở Lái Thiêu.

Đồn điền mía và đường sắt ở tỉnh Thủ Dầu Một năm 1946.

Bến sông tại làng nghề gốm ở Lái Thiêu.

Một tòa nhà hành chính ở Lái Thiêu.

Cảnh họp chợ tại một ngôi làng ở Lái Thiêu.

Chùa Cô Hồn 1918, hiện nay là khu vực trường THCS Phú Cường, P.Phú Cường, TDM (?!)

Nguồn: Mạnh Hải Flickr

 

 

2 COMMENTS

  1. Maison Commune de Thudaumot là Nhà Hội Đồng tại Thủ Dầu Một. Nơi đây ban hội tề gồm 12 người hội họp bàn tán chuyện làng nước và tiếp dân .
    Ở Thủ và Lái Thiêu, người Pháp đều xây “maison commune – Nhà Hội Đồng” giống nhau, cùng một kiểu.

  2. Hình thứ 2 là phố chợ cổ nhà trệt trên đường Đoàn Trần Nghiệp
    Hình thứ 3 là phố cổ – trệt – trên đường Nguyễn Thái Học , ở cuối đường là bến đò BAC sau là cợ cá Thủ.
    Hình thứ 10 là đường Bạch Đằng sau khi hàng cây dầu bị đốn bỏ, còn được gọi là đường Hàng Dương. Ngay sát hàng chữ ghi chú trên hình – Thu dau Mot 1920-1959 Vue de Quai – là bãi tắm ngựa. Hình nầy chụp trên đường Bạch Đằng. Ngay chiếc xe ngựa đậu là trước nhà cổ số 18 Bạch Đằng, nằm giữa đường Đinh Bộ Lĩnh và Điểu Ong hôm nay.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here