Về Tân Uyên, băng qua cây cầu Bạch Đằng cong cong, nhìn xuống dòng Đồng Nai đỏ quạch, hít thở khí trời sông nước, cù lao Bạch Đằng dần hiện ra hiền hoà, xanh mướt. Người khách lang thang ngỡ như lạc vào một vùng quê xa xôi nào đó nơi miệt vườn miền Tây xa lắc.
Cù lao Bạch Đằng có diện tích hơn 1.000 ha và trên 6.000 dân sinh sống, họ chủ yếu làm nghề nông. Các cụ cao niên nói, nếu nhìn kĩ hình thể, cù lao Bạch Đằng giống như con cá chim đang bơi giữa biển. Ngày trước, cù lao Bạch Đằng còn được gọi là cù lao 6 làng gồm: Làng Bình Hưng, làng Tân Long, làng Điều Hòa, làng Tân Trạch, làng An Chữ, làng Bình Chữ.
Đường lên cầu Bạch Đằng
Cây cầu chỉ mới gần 10 năm tuổi, khánh thành từ năm 2010
Cù lao Bạch Đằng nổi tiếng là vùng đất trù phú, hiền hòa, khí hậu quanh năm mát mẻ.
Một khu mộ ven đường
Giữa mênh mông sông nước mây trời, có người tự hỏi cảnh sắc này còn đến bao giờ?
Người dân hai bên bờ vẫn đi lại hàng ngày trên những chiếc phà
Một bến phà đưa đón khách qua sông Đồng Nai. Khi cầu Bạch Đằng 2 xây dựng và đưa vào sử dụng nơi đây có còn nhộn nhịp người xe?!
Một chiếc cầu phao dẫn ra ngôi nhà giữa sông
Vẻ hoang sơ, bình dị của vùng quê sông nước
Những khóm cây nhô lên trên mặt nước tạo nên một cảnh sắc tuyệt đẹp
Nhờ sự bồi đắp phù sa của sông Đồng Nai nên đất đai của cù lao rất màu mỡ, tươi tốt.
Dòng sông đỏ quạch hiền hoà
Một ngôi nhà làm mộc ven sông chẳng cần cửa nẻo
Con đường nhỏ hiền hoà xanh mát, rợp bóng cây vòng quanh cù lao
Những đám mây nhảy múa trên bầu trời xanh ngắt, xa xa là cánh đồng lúa vàng ruộm
Một khoảng ruộng vừa thu hoạch, trơ gốc rạ
Đứng ở đây, hít khí trời thôi cũng thấy tràn ngập hân hoan
Lọt thỏm giữa hai thủ phủ công nghiệp nổi tiếng là Bình Dương và Đồng Nai, nhưng cù lao Bạch Đằng vẫn giữ được vẻ hiền hoà, bình yên của một vùng quê bốn bề sông nước.
Cây “cô đơn” giữa con đường nhỏ, khiêm nhường cạnh bức tượng Phật uy nguy của ngôi chùa bên cạnh
Cảnh sắc này, chỉ một cánh chim chao nhẹ trên bầu trời cùng khiến lòng người xao xuyến
Nhà cổ Đỗ Cao Thừa, một điểm du lịch trên cù lao Bạch Đằng – Ảnh: DLBD
Một con đường nhỏ băng ngang cù lao với hàng chuối tươi tốt ven đường
Những khóm hoa nhỏ ven đường níu bước khách qua lại
Đi trên con đường này, cả vùng trời ký ức tuổi thơ ùa về
Nơi đây, còn có một sân golf tuyệt đẹp rộng 200ha, rất tiếc những chỗ như này chỉ dành cho số ít người – Ảnh: Mekong Golf
Đình Tân Trạch, ngôi đình lớn nhất trên cù lao, gắn liền với cư dân nơi đây từ buổi đầu khẩn hoang. Đình còn lưu giữ nhiều dấu ấn kiến trúc cổ xưa với những cột gỗ quý lớn. Đình được xếp hạng là Di tích lịch sử – văn hóa cấp tỉnh ngày 30/10/2007 – Ảnh: DLBD
Cổng vào miếu bà ngũ hành ở ấp Nhựt Thạnh
Cổng vào Di Đà Cổ Tự, một ngôi chùa cổ của cù lao Bạch Đằng, có niên đại trên 200 năm, mặt nằm hướng ra sông Đồng Nai khá đẹp, xung quanh là ruộng đồng và vườn cây trái tạo nên sự thanh thoát cho chốn thiền môn
Đình Nhựt Thạnh
Cù lao Bạch Đằng rộng 1.075,9 ha, nhưng chỉ riêng diện tích trồng bưởi đã gần 500 ha – Ảnh: HB BD
Nơi đây được ví như một “thiên đường” bưởi với nhiều giống bưởi nổi tiếng như bưởi ổi, bưởi đường lá cam, thanh trà, da xanh… – Ảnh: DLBD
Từ nguyên liệu chính là bưởi đã cho ra đời nhiều loại đặc sản nổi tiếng: gỏi bưởi, chè bưởi, rượu bưởi,… – Ảnh: DLBD
Nếu không tiện ghé vào vườn bưởi, bạn cũng có thể ghé qua những cửa hàng bưởi ven đường để mua thứ quà đặc sản của cù lao.
Cù lao Bạch Đằng dưới góc máy flycam
Vy Khanh (Yeubinhduong.com)